Hôm trước mình có đăng bài “Làm thế nào để ở lâu trong môi trường năng lượng xấu mà không bị ảnh hưởng?”
Các bạn comment rất sôi nổi, trong đó có một số câu hỏi mà mình nghĩ cần gom vào một bài viết mới để trả lời. Cho nên bài này ra đời.
Hỏi: “Giai đoạn 3: Vượt lên trên cả xấu và tốt. Lúc này, bạn chỉ tương đồng với những điều có rung động thanh nhẹ. Cố gắng lắm cũng không khổ được. :)) “, Tiên có biết cách để mình đi đến giai đoạn 3 này không? hihi…”
Đáp: Mời bạn xem lại bài viết “3 giai đoạn thức tỉnh tâm linh” (Xem dưới phần bình luận).
Hỏi: “Chị ơi cho em hỏi phải tự thanh lọc thân tâm như nào ạ? Vd không thể thay đổi môi trường sống ấy như là chính ba má hoặc vợ chồng với nhau, hoặc cùng công ty văn phòng gì đó, thì nên quán sát, nhìn nhận như nào ạ? Em thấy có nhiều người thiện lành mà gặp oan trái nhiều, thế thì ngoài đồng thanh tương ứng thì nó còn ti tỉ yếu tố khác phải không chị?”
Đáp: Môi trường sống không thay đổi được là do nó là một phần nghiệp của mình, như các mối quan hệ gia đình,… còn công ty, đồng nghiệp, người yêu, chồng/vợ,… thì có thể đổi mà. :)) Ý chị là chúng ta cần tỉnh táo để nhận biết cái nào mình không thay đổi được thật, cái nào chỉ là do tâm trí giới hạn (fixed mindset) của mình.
Nếu mọi người quan sát thật kỹ sẽ thấy có đến 99% cái khổ trong cuộc sống mà mình tưởng chừng không đổi được thực ra là do mình tự giới hạn khả năng của mình trong những nỗi sợ và thói quen mà thôi.
Ví dụ như mình không hạnh phúc nhưng không dám bỏ chồng, vì sợ mang tiếng, sợ con mình thiếu đi tình yêu thương của cha, sợ mình không tìm được “bến đỗ” mới phù hợp, sợ cô đơn,… Chứ nếu khi bạn bị đẩy đến giới hạn cùng cực, khi những nỗi sợ đó không thể sánh với nỗi khổ bạn đang phải chịu đựng vì ở lại, bạn sẽ có thể dứt áo đi ngay lập tức. Thế thì tình huống đó không phải bạn không thể tách ra, mà là bạn nghĩ mình không thể mà thôi. Bạn tự giới hạn khả năng của mình.
Nói thêm một chút chỗ này, việc bạn (chọn) ở lại trong môi trường độ.c hạ.i cho bạn cũng chẳng có vấn đề gì cả, nếu bạn không tự mâu thuẫn bên trong đó. Nếu bạn chọn ở lại, đừng kêu ca nửa lời. Đó là lựa chọn của bạn, hãy chịu trách nhiệm cho nó. Còn không thì hãy rời đi. Đơn giản vậy thôi.
Phải nói thêm là môi trường thường không có độ.c hạ.i hay lành mạnh, chỉ có tâm thức và rung động của bạn như thế nào, định lực của bạn đến đâu. Nhận biết được môi trường không tương thích với mình không phải để “chê” hoàn cảnh, hay phán xét đối tượng, mà là để đưa ra những lựa chọn phù hợp hơn với mình, với khả năng của mình hiện tại.
Còn về những hoàn cảnh thực sự không thể thay đổi, như là cha mẹ mình, con mình hay chính mình (nếu mình lỡ mang tâm trí tiêu cực), thì mình có thể nhận biết đây là nghiệp quả của mình. Mình có thể kiên nhẫn cả đời để “bóc tách” nó. Đó là bài toán Vũ trụ thiết kế dành riêng cho mình. Đầu tiên, cứ chấp nhận nó trong sự biết ơn.
Bạn có biết rằng cây dành rất nhiều dưỡng chất để tập trung nuôi những chiếc lá vàng? Chúng ta cũng vậy, mình sẽ có xu hướng chú ý và cẩn thận hơn với những phần là chỗ khó khăn, vướng víu của mình. Thì nghiệp quả, hay bài học, là cơ hội để mình dành nhiều năng lượng hơn, cẩn thận hơn, quan tâm hơn đối với nó.
Ví dụ một người luôn thuận lợi tình duyên sẽ không cần phải học nhiều bài học yêu như một người thường hay trúc trắc trong tình cảm. Người thứ hai sẽ có trải nghiệm sâu hơn, dịu dàng hơn với chính mình và người khác vì những trải nghiệm quá khứ của họ. Tương tự như cuộc đua của rùa và thỏ. Thỏ vì chủ quan chạy nhanh hơn (hoàn cảnh thuận lợi hơn) nên cuối cùng vẫn thua chú rùa kiên trì, bền bỉ và hết mình. Ở ngoài đời, chúng ta không xét thắng thua, chỉ là hoàn cảnh thuận lợi chưa chắc đã là phúc, nghịch cảnh chưa chắc là họa.
Do đó, hãy ôm ấp và biết ơn những nghiệp quả lớn trong đời mình, thay vì cố xua đuổi chúng. Chúng giúp mình trưởng thành, cứng cáp hơn thêm.
Em thấy nhiều người lương thiện nhưng vẫn gặp quả oan trái, thì đó là do tầm nhìn của chúng ta chưa đủ bao quát để thấu rõ được vô vạn nhân duyên đang vận hành. Thay vì nhìn phần ngọn và cảm thấy bất công, mình có thể xem kết quả xảy ra như một tấm gương soi. Những gì xảy đến với mình là một sự phản hồi từ Vũ trụ về những gì đang diễn ra bên trong. Đó không phải là sự trừ.ng phạ.t mà là phản hồi thôi.
Nếu mình không thích kết quả này, thì mình đổi bên trong để ra kết quả khác. Ví dụ như điểm số phản ánh là mình chưa tập trung vào môn học, thì lần sau mình cố gắng tập trung hơn để điểm cao hơn (nếu mình muốn thế).
Hỏi: Nếu bắt buộc phải ở thì chạy kiểu gì ạ? (như bạn cùng bàn, mqh gần,…)
Đáp: Như đã nói ở trên, phần lớn hoàn cảnh bế tắc mà mình thấy bản chất không phải do nó hết cách thật, mà do mình chưa nhìn ra được giải pháp khác mà thôi. Ngoài giải pháp A hoặc B, chúng ta còn một dãy các chữ khác trong bảng chữ cái nữa mà. Nhưng bạn sẽ không bao giờ nhìn ra được nếu ngay từ đầu đã tự giới hạn mình bằng tâm trí cố định.
Bạn không thể giải quyết vấn đề với tâm trí mà đã tạo ra vấn đề ngay từ đầu. Hãy đọc lại câu này. Ngay cả Phật cũng không cứu nổi bạn nếu bạn không cho phép điều đó.
Thay vì thấy “không thể thay đổi được” ngay từ đầu, chúng ta có thể hỏi “làm sao để hóa giải hoàn cảnh này?” Câu hỏi đúng dẫn đến câu trả lời đúng. Câu hỏi bế tắc dẫn đến nhiều bế tắc hơn.
Tiên Alien
Để lại một bình luận